xem bóng đá kèo nhà cái cũ - nông dân Tam Nông làm lúa bền vững, giảm phát thải
Cập nhật ngày: 25/05/2025 09:42:52
ĐTO -Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, việc sản xuất nông nghiệp bền vững, giảm phát thải đang trở thành yêu cầu cấp thiết, huyện Tam Nông là một trong những địa phương triển khai sớm thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long và đạt nhiều kết quả khả quan.

Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tân Tiến (xã Phú Đức) triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long
Người dân thay đổi tư duy canh tác
Từ sự vào cuộc của chính quyền, hợp tác xã (HTX) và sự đồng thuận của người dân, mô hình đang tạo ra những chuyển biến tích cực từ tư duy đến hành động trong sản xuất lúa của người dân tại địa phương.
Ông Nguyễn Tấn Lợi - xã viên của HTX Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Tân Tiến (xã Phú Đức), chia sẻ: “Lúc đầu nghe về việc giảm lượng giống, phân bón và nước tưới, tôi không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, sau khi trực tiếp tham gia mô hình và nhận được sự hướng dẫn tận tình từ HTX, tôi đã nhận thấy những hiệu quả rõ rệt từ Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Tôi ước tính đã tiết kiệm được khoảng 1,5 - 2 triệu đồng trên mỗi hécta”.
Từ chỗ lo ngại, người dân dần thay đổi tư duy, chuyển từ canh tác truyền thống sang áp dụng các kỹ thuật tiên tiến theo quy trình “1 phải - 5 giảm”. Đặc biệt, người dân được hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất, xử lý rơm rạ bằng phân hữu cơ và Trichoderma thay vì đốt đồng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
Là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long tại huyện Tam Nông, HTX DVNN Tân Tiến đã trở thành “đầu tàu” hỗ trợ nông dân tiếp cận kỹ thuật xem bóng đá kèo nhà cái. Anh Mai Tân Tiến - Giám đốc HTX DVNN Tân Tiến, cho biết: “Sau khi được UBND huyện vận động triển khai Đề án, HTX chúng tôi đã mạnh dạn đăng ký tham gia. Để mô hình được tổ chức hiệu quả, ban đầu chúng tôi chọn diện tích theo vùng để dễ quản lý. Song song đó, HTX cũng tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật và theo dõi đồng ruộng. Qua 3 vụ, bà con thấy hiệu quả rõ rệt nên tham gia ngày càng đông”.
Từ 200ha tham gia mô hình ban đầu, đến nay, HTX DVNN Tân Tiến đã mở rộng lên hơn 700ha. Trong vụ thu đông tới, HTX dự kiến sẽ triển khai toàn bộ diện tích của HTX là trên 800ha.
Hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, bền vững
Theo ông Lưu Văn Tiến - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Tam Nông, để triển khai hiệu quả Đề án, huyện đã cụ thể hóa kế hoạch của tỉnh thành các chương trình hành động thiết thực, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội. “Chúng tôi giao Ban Quản trị HTX, tổ hợp tác, hội đoàn thể tiên phong thực hiện mô hình điểm để bà con thấy hiệu quả rồi làm theo”, ông Tiến chia sẻ.
Tính đến đầu năm 2025, huyện Tam Nông đã triển khai được hơn 11.700ha sản xuất theo mô hình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phấn đấu đến cuối năm đạt 18.500ha và đến năm 2030 đạt 31.000ha. Đây là kết quả của sự phối hợp đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền, HTX đến người dân.
Thành công bước đầu của huyện Tam Nông trong triển khai mô hình lúa chất lượng cao không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn giúp nông dân tiếp cận tư duy canh tác xem bóng đá kèo nhà cái: sản xuất ít phát thải, thân thiện môi trường và gắn với liên kết chuỗi giá trị. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, hỗ trợ HTX tăng cường vai trò liên kết, tiêu thụ, dẫn dắt kỹ thuật; đồng thời tập trung vào các khâu then chốt như: cơ giới hóa đồng bộ, xử lý rơm rạ, khuyến khích người dân ghi chép nhật ký sản xuất, tham gia các chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như SRP, VietGAP...
Mỹ Lý